Quần jeans, món đồ không thể thiếu trong bất cứ tủ quần áo của tín đồ thời trang nào có nguồn gốc từ loại trang phục của người lao động
Nước Ý: Trang phục đậm chất Mỹ tiền thân từ loại quần áo có chất liệu giống như denim ở vùng Genoa, Ý hơn 500 năm trước. Tên gọi “jeans” cũng bắt nguồn từ đây: “bleu de Genes” tức “blue of Genoa”. Các thủy thủ Genoa đã mang chất liệu này đi khắp châu Âu.
Nước Pháp: Một thị trấn ở Pháp tên là Serge de Nimes đã cố sản xuất lại loại vải jean này nhưng kết quả là dệt ra loại denim nguyên thủy nhất, kết hợp rất bền, cứng giữa lụa, len và cotton. Tên gọi denim cũng xuất phát từ tên thị trấn này. Denim của họ đắt hơn và dệt từ một sợi chỉ trắng và một sợi chỉ màu giống như trên quần jeans ngày nay, còn jean bấy giờ mềm hơn và dệt từ hai sợi chỉ màu.
Miền Viễn Tây Hoa Kỳ: Mãi đến những năm 1850, denim mới xuất hiện tại Mỹ. Trong cơn sốt vàng ở miền Viễn Tây, một người đàn ông người Đức tên là Levi Strauss nhập cư đến California để kinh doanh vải canvas thô làm lều và phủ xe goòng. Sau đó, Strauss bắt đầu làm ra những chiếc quần bằng canvas bền chắc để đáp ứng nhu cầu của công nhân làm việc nặng nhọc trong mỏ. Rồi ông chuyển sang dùng chất liệu denim khi các thợ mỏ than phiền canvas khiến da họ bị chà xát
Ngay lập tức, chúng được yêu thích trong giới thợ đào vàng, cowboy và còn được đính thêm đinh tán để bền hơn nữa. Ở chi tiết này, không thể bỏ qua một nhân vật chủ chốt là một thợ may ở Nevada tên Jacob Davis. Ông được vợ một công nhân mỏ đặt làm chiếc quần canvas trắng bền nhất có thể vì quần của chồng mình rất hay bị rách. Vậy là Jacobs nảy ra ý tưởng nẹp thêm đinh tán vào những chỗ dễ rách như góc túi, đũng quần.
Muốn tránh bị các thợ may khác bắt chước nhưng Jacobs lại không có đủ tiền cũng như cơ sở sản xuất, thế là ông tìm đến người chuyên cung cấp chất liệu cho mình là Levi Strauss để cùng xin bằng sáng chế, khai thác hết tiềm năng ý tưởng thiên tài của mình vào năm 1873. Trong và sau Thế chiến II, người dân ở Nhật, Anh, Đức được nhìn thấy những chiếc quần jeans Levi’s lần đầu tiên khi nó được mặc bởi lính Mĩ. Nhiều người đã đổi trang phục của họ để lấy những chiếc quần này.
Kể từ đó, quần jeans trở nên phổ biến trong các tầng lớp dân chúng khác, xuất hiện trên màn ảnh, là biểu tượng của tinh thần tự do phóng khoáng và trở thành trang phục không thể thiếu trong bất cứ tủ quần áo nào.
indurne Trả lời
cialis tablets for sale Mackillop WJ, Stewart WE, Ginsburg AD, et al Cancer patients perceptions of their disease and its treatment